JAPANESE FOREST

Column

伝統的な日本の木材加工技術
法隆寺

Kỹ thuật chế biến gỗ truyền thống của Nhật Bản

Công trình kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất thế giới nằm ở Nhật Bản. Đó chính là chùa Horyuji, nó cũng được công nhận là di sản (văn hóa) thế giới. Người ta cho rằng nó được xây dựng vào năm 607 sau Công nguyên, tức là kiến trúc bằng gỗ này tồn tại cho đến nay từ hơn 1.400 năm trước. Horyuji là một ngôi chùa Phật giáo. Người ta nói rằng Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, được du nhập vào Trung Quốc và sau đó truyền bá đến Nhật Bản qua Bán đảo Triều Tiên vào khoảng năm 538 hoặc năm 552 sau Công nguyên. Vào thời điểm đó, các nhà sư và thợ xây dựng chùa cũng đến từ bán đảo Triều Tiên cùng với việc truyền giảng giáo lý Phật giáo. Họ hiểu rõ các đặc tính của gỗ Nhật Bản, đồng thời xem xét đến khí hậu và môi trường dễ xảy ra động đất của Nhật Bản để xây dựng các ngôi chùa và đền thờ.

Vào năm 578 sau Công nguyên, lâu đời hơn cả chùa Horyuji, 3 người thợ mộc đến từ Bán đảo Triều Tiên đã xây dựng một ngôi chùa tên là Shitennoji. Trong đó có một người tên là Kongo Shigemitsu đã thành lập nên một nhóm các thợ mộc, và họ đã không chỉ xây dựng chùa Shitennoji mà còn sửa chữa, mở rộng và xây dựng những ngôi đền chùa khác . Hoạt động của họ vẫn tiếp tục qua nhiều thời đại và thậm chí kéo dài cho đến ngày nay với tư cách là một công ty xây dựng, và họ vẫn tồn tại với tư cách là công ty lâu đời nhất trên thế giới với tên gọi “Kongo-Gumi Co., Ltd. ”.

Những người thợ xây đền chùa và kỹ thuật của họ

宮大工とその技術

Ở Nhật Bản, những người thợ mộc như ở Kongo Gumi thực hiện xây dựng và sửa chữa các đền chùa được gọi là “thợ xây đền chùa”. Thợ xây đền chùa cũng tham gia vào việc xây dựng và sửa chữa các công trình kiến trúc quan trọng có giá trị văn hóa như Di sản thế giới, Bảo vật Quốc gia và các công trình được chỉ định là tài sản văn hóa, v.v., nên họ đòi hỏi phải có kiến thức vô cùng rộng không chỉ về kiến trúc mà còn về tôn giáo và lịch sử, v.v., cùng với đó là các kỹ thuật với trình độ cao. Đặc biệt, họ sẽ phải dành hơn 10 năm để học kỹ thuật gọi là “phương pháp xây dựng ghép gỗ”, trong đó khung của một tòa nhà được xây dựng bằng cách cắt xẻ gỗ, sau đó điều chỉnh để sao cho ghép chúng lại vừa khít với nhau mà hầu như không cần sử dụng đến đinh hay kim loại. Điều này là do việc xây dựng bằng cách ghép gỗ thay vì đóng đinh gỗ để cố định tại chỗ sẽ giúp xây dựng được các công trình kiến trúc có khả năng chống chịu động đất tốt hơn.

Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới là quốc gia phải hứng chịu nhiều trận động đất. Gỗ có đặc điểm là vẫn bền tương đối ngay cả khi bị tác dụng lực uốn cong do rung chấn trong động đất và có khả năng trở lại trạng thái như cũ. Do đó, nó có khả năng biến dạng ở một mức độ nhất định và giải phóng lực ngay cả khi phải chịu tác động rung chuyển mạnh trong một trận động đất. Bởi vậy, khi xây dựng những ngôi đền, chùa cao lớn và đồ sộ, thay vì dùng đinh để cố định các thanh gỗ với nhau để tạo nên một cấu trúc chống chịu động đất, lợi dụng tính đàn hồi và khả năng phục hồi của chính bản thân gỗ để hấp thụ lực và giải phóng nó ra sẽ tối ưu hơn trong việc tạo ra các công trình kiến trúc bền vững trước động đất. Ngoài ra, các tảng đá được gọi là “đá móng” được dùng làm nền móng của tòa công trình và các cột trụ được dựng lên trên đó. Bằng cách này, ngay cả khi tòa công trình rung chuyển do động đất, do đá móng và cột trụ không bị cố định, chúng sẽ dịch chuyển cùng nhau và phân tán bớt lực. Việc đặt đá móng cũng là một thiết kế ngăn hơi ẩm từ mặt đất thấm vào gỗ, giúp gỗ ít bị mục nát. Những kỹ thuật của thợ xây đền chùa như thế này đã trở thành nguồn gốc của các kỹ thuật chống động đất, chống rung và giảm rung chấn của Nhật Bản, và được kế thừa cho đến ngày nay.

礎石(そせき)

Những người thợ sẽ không sử dụng gỗ được chế biến trước trong xưởng để làm khung nhà mà họ sẽ cắt gọt gỗ bằng tay tại hiện trường để làm ra các thanh gỗ nguyên liệu để ghép. Khi đó, họ sẽ vừa nghiên cứu điều kiện sinh trưởng của cây và đặc tính của từng cây rồi mới quyết định mục đích sử dụng phù hợp. Sau đó, các miếng gỗ được ghép lại chắc chắn với nhau bằng kỹ thuật gọi là “Tsugite” và “Shikuchi”.

“Tsugite” là một kỹ thuật được sử dụng để tăng thêm độ dài cho một miếng gỗ khi nó không đủ dài, có khoảng 70 loại khác nhau như “Koshikake-kamatsugi”, “Daimochi-tsugi” hay “Okkake-daisen-tsugi”, v.v.. Kỹ thuật này không chỉ đòi hỏi tri thức phức tạp giống như ghép các mảnh ghép trong trò chơi ghép hình mà còn cả kỹ thuật cắt gọt gỗ một cách chính xác. Hơn nữa, khi các miếng gỗ được ghép lại với nhau, sản phẩm hoàn thiện tinh xảo đến mức các đường ghép nối phức tạp hầu như không thể nhìn thấy được từ bề ngoài.

木組みに使う木材

“Shikuchi” là kỹ thuật ghép 2 miếng gỗ trở lên ở một góc. Nó được sử dụng khi lắp ráp các miếng gỗ riêng lẻ, chẳng hạn như ở các mối nối giữa cột và dầm. Kỹ thuật này bao gồm các loại như là “Kabuto-arikake”, “Oire-arikake”, v.v.. Ngoài ra, còn có một kỹ thuật gọi là Kiku-jutsu sử dụng nhiều loại thước khác nhau để lắp ráp gỗ một cách chính xác ở mọi góc độ, và người ta nói rằng phải mất hơn 10 năm để học được chuỗi kỹ thuật này.

Dụng cụ dùng để chế biến gỗ ở Nhật Bản

宮大工

Ngoài ra, nhiều dụng cụ khác nhau được sử dụng để chế biến gỗ ở Nhật Bản, chẳng hạn như rìu, dao rựa, bào, cưa, đục, giũa, v.v.. Trong đó, dụng cụ bào đóng vai trò rất quan trọng. Bào là dụng cụ dùng để làm phẳng bề mặt gỗ. Bào được sử dụng trên khắp thế giới, và ở nhiều quốc gia ngoài Nhật Bản, chúng được sử dụng bằng cách đẩy, nhưng ở Nhật Bản, bào được sử dụng bằng cách kéo. Hiện nay còn có cả máy bào điện, chúng đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc chế biến gỗ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, dụng cụ bào còn được sử dụng cho một mục đích quan trọng khác ngoài việc làm phẳng bề mặt. Đó là bước xử lý để gỗ trở nên bóng và đẹp bằng cách gọt thật mỏng bề mặt gỗ.

鉋

Gỗ Hinoki (Chamaecyparis obtusa), loại gỗ thường được sử dụng làm vật liệu xây dựng cho các đền chùa, là loại gỗ có màu trắng, tinh tế, đồng nhất, các vòng sinh trưởng không hiện rõ nên khi bào phẳng có màu trắng sáng bóng như lụa. Gỗ Hinoki được hoàn thiện bằng dụng cụ bào toát lên vẻ đẹp tự nhiên tuyệt đẹp ngay cả ở trạng thái nguyên bản chưa qua sơn hay xử lý. Ngoài ra, cả khi bào gỗ Sugi (Cryptomeria japonica) và các loại gỗ khác, vân gỗ sẽ nổi bật và trở nên bóng, khiến chúng trở thành vật liệu xây dựng rất đẹp. Đây là bằng chứng cho thấy người Nhật từ xa xưa đã kế thừa và vận dụng kiến thức sâu sắc về các đặc tính của gỗ cũng như những kỹ thuật làm phát huy tối đa vẻ đẹp tự nhiên của gỗ.

Column

トップへ戻る